Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Hồng Lâu Mộng



Ở Trung Quốc, độc giả say mê Hồng Lâu Mộng đến nỗi khi ngồi vào bàn luận văn chương là phải đề cập đến nó đầu tiên và đã có những nhà nghiên cứu chuyên biệt về nó hình thành một bộ môn riêng Hồng học (Hồng Lâu Mộng học). Một ví dụ nhỏ, riêng các món ăn được chế biến rất cầu kỳ, như cách luộc trứng với nấm sao sao cho sau khi luộc xong bề ngoài quả trứng trông giống như ngọc cũng đã làm nhiều người muốn học tập cách chế biến và thưởng thức.

Chỉ với mỗi Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã được xưng tụng là “Shakespeare của Trung Hoa”, và đó là vị trí độc tôn, dẫu thiên truyện của ông có sự góp sức của một nhà văn hậu thế là Cao Ngạc. Gần 300 năm qua, câu chuyện về số phận của những con người trẻ tuổi trong thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến đã mê hoặc nhiều thế hệ độc giả trên thế giới. Ở Trung Quốc, bộ môn Hồng học được hình thành từ lâu, với tham vọng xới xáo mọi góc cạnh của cuốn tiểu thuyết đồ sộ này.

Hồng Lâu Mộng cũng được dựng thành phim nhiều tập được công chiếu rộng rãi. Để làm phim Hồng Lâu Mộng, các đạo diễn đã phải tốn rất nhiều công sức tái tạo lại quang cảnh cung điện, lầu son, gác tía, hồ ngọc. Hiện nay phim trường này vẫn được nhiều người tham quan.


Hỗ trợ đọc ebook: 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét